Cái tên gỗ mun chắc hẳn không còn xa lạ gì với những người thợ mộc lâu đời hay những người kinh doanh nghành gỗ. Nhưng loài gỗ mun đuôi công thì chưa hẳn ai cũng biết đến nó là gỗ gì?giá cả như thế nào?có tốt không? Hôm nay, nội thất Phúc Long sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhé!
Gỗ mun là gì?
Cây gỗ mun là loại cây thân gỗ cao từ 10 -20m, đường kính trung bình 30-35 cm, nhiều cây lâu năm có kích thước to hơn rất nhiều, đường kính có thể lên đến 60-70 cm. loại cây này có tán lá khá rộng, hoa nhỏ, màu vàng đơn tính đó là hoa cái, còn hoa đực mọc thành chum khoảng 3-5 hoa nằm trên nách của lá hoa thường nở vào tháng 7
Gỗ mun thuộc loại cây họ thị, cây rụng lá theo mùa. Gỗ mun là loài cây ưa ánh sáng, sinh sôi và phát triên khá chậm. gốc cây hình bánh vè, vỏ cây màu đen, nứt dăm dọc thân.
Ở Việt Nam, gỗ mun thường phân bổ hầu hết trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng tại các địa phương như Hòa Bình, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa … hay các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên
Trên thế giới, gỗ mun cũng phân bố nhiều trong các rừng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Nam Phi …
Vân gỗ mun nam phi giống như lông của con chim công
Cùng vứi những loại gỗ quý hiếm khác, gỗ mun thuộc nhóm 1 theo bảng phân loại gỗ sử dụng được phát hành của Bộ Lâm Nghiệp.
Có 5 loại gỗ mun phổ bến trên thị trường hiện nay:
Là loại gỗ có màu đen, khá nặng, độ cứng rất cao nhưng lại giòn. Ban đầu gỗ có màu vàng xanh kaki, để lâu gỗ sẽ xuống màu đều thành màu đen của sừng, ngoài ra nếu để lâu dần theo thời gian, các tom gỗ và vân gỗ dần mất đi đê lại một màu đen trơn rất huyền bí, đó chính là điểm thu hút nhất của loại gỗ này
Gỗ mun sọc thường có màu xanh đen xen kẽ những sọc trắng, các vân màu sáng chạy dọc theo chiều đứng thân gỗ, thẳng nếp. Tuy mun sọc rẻ hơn mun sừng nhưng nó có vân khá đẹp và chất gỗ dẻo hơn, chất lượng rất tốt với độ bền cơ học cao,rất nặng, sớ mịn, đanh kín, khả năng chống mối mọt tự nhiên tốt.
Sở hữu một gam màu đen tuyền sang trọng, không hề có tom gỗ và ít dăm. Nếu được xử lý tường tận, bề mặt gỗ mun đen có độ bóng không một loại gỗ nào có thể sánh bằng. Tuy nhiên loại gỗ này sẽ bị nứt chân chim khi nhiệt độ môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột.
Loại gỗ này có độ cứng khá cao và giòn. Gỗ mun hoa có những hoa văn sọc trắng hay đen đan xen lẫn nhau vô cùng đẹp mắt. Chất lượng gỗ tốt với độ bền cơ học cao, sớ gỗ mịn, đanh cứng, và giòn như than. Chính vì vậy khi gia công đòi hỏi phải có độ tỉ mỉ của người thợ để tránh làm vỡ cấu trúc gỗ.
Loại gỗ nay còn được gọi với cái tên khác đó là Gỗ mun Nam Phi. Bởi nó có nguồn gốc từ Nam Phi, tên khoa học của nó là Diospyros crassiflora, phân bố chủ yếu tại các rừng nhiệt đới Tây Phi – Nigeria đến cộng hòa Trung Phi, phía nam đến Gabon và Cộng hòa dân chủ Congo được nhập khẩu về Việt Nam qua đường biển.
Gỗ mun đuôi công có thớ gỗ to bản, mềm, nhiều mùn. Đường vân khá to và có nhiều tom gỗ lộ ra giống như chiếc đuôi của con chim công
Gỗ mun đuôi công được nhập về khá nhiều với giá rẻ hơn các loại gỗ mun khác, dễ gia công nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bàn ghế, dường, tủ …
Gỗ mun đuôi công có vân gỗ nhiều, tom gỗ to nhìn bắt mắt, dễ chế tác vì gỗ mềm, giá rẻ hơn các loại gỗ mun khác
Nhược điểm của gỗ mun đuôi công đó là dễ bị xì mủ đen mốc, hầu hết các sản phẩm lục bình mun đuôi công sẽ bị xì mủ đen mốc do gỗ dày có nhiều nhựa bên trong, các sản phẩm mỏng, phơi lâu thì khả năng nứt và xì mủ sẽ gảm xuống, thời gian sử dụng sẽ lâu hơn. Khuyến cáo không nên sử dụng loại gỗ này cho các sản phẩm có độ dày cao
Bộ bàn ghế gỗ mun đuôi công – gỗ mun nam phi chắc chắn, sang trọng
Trên thị trường hiện nay, giá gỗ mun dao động theo nguồn hàng nhập và giá cả thay đổi cụ thể theo từng thời điểm. Chính vì vậy, các loại gỗ mun bán thành phẩm như gỗ tròn, gỗ ván quy cách không được niêm yết giá cụ thể.
Để biết chính xác giá cả, quy cách các loại gỗ mun đuôi công hay các sản phẩm nội thất làm từ gỗ đuôi công, các bạn có thể đến với nội thất Phúc Long - Đường Cienco5, Hạ Long, Quảng Ninh.